Sở Tư pháp TP.HCM chỉ ra hàng loạt bất cập trong luật Giám định tư pháp
Theo PageSix hôm 31.12, Ines de Ramon chính là người đã động viên Brad Pitt giải quyết dứt điểm vụ ly hôn kéo dài 8 năm với Angelina Jolie. Một nguồn tin thân cận tiết lộ với trang tin: "Anh ấy đã chịu sự tác động của Ines để cuối cùng ổn định cuộc sống. Ines muốn họ có một cuộc sống chung, có thể có con trong tương lai, mà không có ám ảnh về cuộc chiến kéo dài 8 năm. Cô ấy đã bày tỏ quan điểm của bản thân rằng cuộc sống sẽ thú vị hơn nhiều nếu vấn đề này được giải quyết".Trong khi đó, một số nguồn tin tiết lộ với Daily Mail hôm 31.12 rằng Brad Pitt cảm thấy nhẹ nhõm khi cuộc chiến ly hôn với vợ cũ đã chấm dứt sau nhiều năm. Bỏ qua nỗi đau xa cách với các con, tài tử 61 tuổi đang đắm chìm trong tình yêu với nhà thiết kế trang sức Ines de Ramon. Cặp đôi đang tính chuyện lâu dài và có kế hoạch kết hôn sau 2 năm gắn bó. Một người ở Hollywood có mối liên hệ với nhóm của Brad Pitt chia sẻ: "Ines cũng muốn có con và đã gây áp lực buộc anh ấy phải giải quyết mọi chuyện càng sớm càng tốt".Nguồn tin nói thêm: "Brad Pitt hy vọng có thể xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các con sau khi thủ tục ly hôn hoàn tất. Tuy nhiên, điều đó có vẻ là một chặng đường dài và khó khăn". Về phần Ines de Ramon, người đẹp 9X được cho là đã nói rõ với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp rằng mối quan hệ giữa cô và sao phim Fight Club đã nghiêm túc tới mức không thể bàn luận thêm nữa. Ngoài ra, có thông tin nữ doanh nhân này còn yêu cầu đối tác kinh doanh, những người làm việc cùng cô ký thỏa thuận bảo mật thông tin nhằm đảm bảo không có thông tin chi tiết nào về cuộc sống riêng của cô bị rò rỉ cho truyền thông.Ines de Ramon được cho là đã thực hiện những biện pháp phòng ngừa này để tránh gây cho Brad Pitt bất kỳ cảm giác nào rằng cô đang lợi dụng mối quan hệ của họ để nổi tiếng và trấn an nam diễn viên rằng cô coi trọng sự riêng tư của họ như thế nào. Hiện cặp đôi sống cùng nhau ở Los Angeles (Mỹ). Tháng trước, một nguồn tin của Daily Mail cũng khẳng định nam nghệ sĩ rất nghiêm túc với bạn gái và muốn kết hôn lần nữa sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn với vợ cũ.Brad Pitt và Ines de Ramon hẹn hò từ năm 2022. Bạn gái của ngôi sao đoạt giải Oscar kém anh gần 30 tuổi (một số nguồn tin tiết lộ cô 32 tuổi, số khác cho biết cô 34 tuổi). Cô là một nhà thiết kế trang sức và từng kết hôn với nam diễn viên Paul Wesley. Brad Pitt - Ines de Ramon chính thức xuất hiện công khai là một đôi khi cùng sánh bước trên thảm đỏ Liên hoan phim Venice (Ý).Nguồn tin của PageSix cho biết ngôi sao 61 tuổi rất biết ơn khi có một phụ nữ mạnh mẽ như Ines de Ramon bên cạnh. "Cô ấy là người ủng hộ Brad Pitt hết mình và không hề nao núng khi xuất hiện trước công chúng hay vướng vào mọi vấn đề liên quan đến kiện tụng của bạn trai", người này tiết lộ.
Những mẫu ô tô bán chạy nhất từng phân khúc xe tại Việt Nam sau quý 1/2024
Sau khi hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng, bác sĩ ghi nhận một số đặc điểm của anh L. như giọng nói cao không trầm như các nam giới khác, râu mọc rất thưa thớt, không có lông vùng kín, dương vật chưa đạt kích thước trung bình của nam giới và tinh hoàn hai bên rất nhỏ, ước chừng chỉ bằng khoảng quả trứng cút.
Quận đầu tiên của TP.HCM công bố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp
Hoa hậu Phương Lê cho biết cô và nghệ sĩ Vũ Luân đã đăng ký kết hôn từ tháng 4.2024. Sau màn cầu hôn ngọt ngào, họ dọn về ở chung trong biệt thự 200 tỉ đồng. Cặp sao thừa nhận bản thân có những thay đổi tích cực từ khi nên duyên vợ chồng. Tuy nhiên, Vũ Luân cũng phải đối diện với lời đồn đoán trong hôn nhân. Có người cho rằng anh nên duyên vợ chồng vì tài sản của Phương Lê. Nam nghệ sĩ nhấn mạnh cả hai đến với nhau vì sự thấu hiểu và khẳng định sẽ gắn bó lâu dài. "Tôi ít chia sẻ chuyện mình kinh doanh ở đâu, bao nhiêu đất nhưng nhìn chung về kinh tế, chúng tôi ổn định. Phương cần gì tôi có thể hỗ trợ và ngược lại, tôi cần gì thì Phương cũng sẵn sàng. Chuyện đó hai vợ chồng không tính toán. Có nhiều người cũng hỏi nên sẵn đây tôi chia sẻ rằng sắp tới, có tài sản chung chỉ hai vợ chồng biết thôi. Tôi ngại chia sẻ trên không gian mạng", nghệ sĩ cải lương cho hay.Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, Hiền Thục nói một ngày của cô trôi qua nhẹ nhàng. Nữ ca sĩ dành phần lớn thời gian cho âm nhạc vì đó là lẽ sống. Cô kể: "Tôi vẫn đi diễn, vào phòng thu tập bài mới, tìm hiểu những chất liệu mới… để trở lại đường đua. Ngoài ra, tôi cũng chú trọng việc chăm sóc bản thân vì nghĩ vẻ ngoài tươm tất cũng là cách tôn trọng khán giả. Tôi sắp xếp công việc để chơi với con gái và hai bạn cún nhỏ”.Mới đây, Hiền Thục gây chú ý khi ra mắt MV A song for you, nói về tuổi thơ ngọt ngào của mình. Về việc phát hành ca khúc vào thời điểm này, giọng ca 8X tâm sự sau quãng thời gian sum vầy, mọi người lại hối hả trở lại thành phố để bắt nhịp guồng quay công việc. Do đó, Hiền Thục mong muốn đây là món quà gửi tới khán giả để mọi người có thêm động lực làm việc, đạt nhiều thành công trong năm mới.Trong chương trình Kỷ niệm thanh xuân, Quỳnh Lan cho biết lần đầu chính thức biểu diễn trên sân khấu cùng đàn guitar là vào năm học cấp ba. “Tôi còn nhớ lúc đó tôi hát bài Em sẽ lớn lên dưới những mái trường, và ca khúc này luôn giúp tôi giành được giải nhất ở những cuộc thi hát trong khuôn khổ trường học”, nữ ca sĩ nhắc lại.Cho đến khi gia nhập nhóm Du ca đồng nội, Quỳnh Lan dần hoàn thiện kỹ năng chơi đàn. Giọng ca Chiếc lá cuối cùng chia sẻ: “Tôi nghiệm ra một điều, chơi đàn guitar không phụ thuộc vào trình độ đánh như thế nào mà bạn phải hiểu được cây đàn mang lại tinh thần như thế nào. Và cây đàn này mang lại cho tôi cảm giác vô cùng tự tin khi hát”.Về kế hoạch âm nhạc trong thời gian tới, Quỳnh Lan nói từ lâu, cô đã lui về và sống cuộc đời khép kín. Cô bộc bạch: “Có thể sau này tôi sẽ có những dự án riêng cho âm nhạc nhưng hiện tại tôi chưa thể nói về điều gì. Tuy nhiên, trong những lần trở về Việt Nam, tôi vẫn tham gia chương trình, biểu diễn đều đặn, dù không nhiều như trước đây nhưng tôi chưa bao giờ từ bỏ sự nghiệp ca hát cả”.Sixth Sense chính thức trở lại với phần ngoại truyện Vòng quanh thành phố cùng dàn sao như Yoo Jae Suk, Song Eun Yi, Go Kyung Pyo và Mimi. Đây là chương trình tạp kỹ đầu tiên sau 20 năm, đôi bạn thân Yoo - Song tái hợp cùng nhau. Tình bạn lâu năm và sự hiểu nhau của họ được kỳ vọng sẽ mang đến loạt tình huống hài hước cho chương trình.Trong mỗi tập phát sóng, các thành viên sẽ đến với một thành phố khác nhau để cùng khám phá về văn hóa, du lịch, ẩm thực... Thế nhưng họ vẫn không được lơ là nhiệm vụ sử dụng giác quan để phát hiện ra những điều giả mạo đã được ê kíp dày công sắp đặt. Chương trình được phát sóng trên FPT Play từ ngày 14.2, song song với Hàn Quốc.
Theo Financial Times ngày 19.3 trích dẫn lời các quan chức giấu tên, động thái loại trừ trên cũng sẽ bao gồm các hệ thống vũ khí do một nước thứ 3 bán ra. Tuy nhiên, việc loại trừ sẽ không áp dụng nếu Mỹ ký kết quan hệ đối tác quốc phòng và an ninh với EU. Nếu được các quốc gia thành viên EU đồng ý, sự loại trừ trên cũng sẽ áp dụng cho các công ty vũ khí từ Anh và Thổ Nhĩ Kỳ. Giới chức Mỹ chưa phản hồi về các thông tin trên.Việc các nhà sản xuất vũ khí Mỹ bị loại khỏi quỹ quốc phòng trị giá hàng tỉ USD của EU cho thấy sự thay đổi đáng kể trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương, một sự thay đổi đã diễn ra trong vài năm qua và tăng tốc dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.Từ lâu, Mỹ vẫn là nhà cung cấp công nghệ quân sự chủ yếu cho các quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, hiện một số nhà lãnh đạo EU ngày càng kêu gọi độc lập hơn trong chiến lược và mua sắm quốc phòng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 16.3 kêu gọi châu Âu "tự chủ chiến lược" và không nên phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ về năng lực quân sự. Nhà lãnh đạo Pháp cho biết ông sẽ "thuyết phục" các đồng minh châu Âu "đã quen với việc mua hàng Mỹ" hãy chi tiền cho công nghệ châu Âu.Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Trump thường xuyên đề cập ông muốn châu Âu chịu trách nhiệm nhiều hơn về quốc phòng của mình và đáp ứng mức chi tiêu quân sự của NATO. Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh những thay đổi địa chính trị nhanh chóng, bao gồm cả những lo ngại về chính sách của Mỹ. Ngoài ra, Mỹ và EU cũng đang có căng thẳng thương mại liên quan thuế quan. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen gần đây cũng công bố kế hoạch chi tiêu quốc phòng lên tới 870 tỉ USD cho EU, coi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine là dấu hiệu cho thấy Moscow có tham vọng lớn hơn ở châu lục và gây ra mối đe dọa an ninh.
Pháp luật quy định thế nào về lương tháng 13, thưởng tết?
Giá cà phê Tây nguyên hôm nay cũng giảm thêm 200 - 300 đồng/kg. Cụ thể, giá tại Đắk Nông là 103.500 đồng/kg, Đắk Lắk 103.200 đồng/kg, Gia Lai 103.000 đồng/kg và Lâm Đồng 102.500 đồng/kg.

Á hậu ăn chay trường chia sẻ lý do đổi nghệ danh
ABBANK triển khai nhiều gói giải pháp tài chính cho khách hàng trong quý 1/2024
Ngày 19.1, UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố việc đặt tên đường đối với Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50.Tại buổi lễ, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM đã công bố nghị quyết của HĐND TP.HCM về việc đặt tên đường trên địa bàn TP.HCM.Đối với Quốc lộ 1, được chia thành 3 đoạn:Đối với Quốc lộ 22, được chia thành 2 đoạn:Quốc lộ 1K (dài hơn 1,8 km, từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương) được đặt tên Hoàng Cầm (1920 - 2013), thượng tướng, nguyên Tổng thanh tra Quân đội nhân dân.Quốc lộ 50 (dài 8,5 km, từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An) được đặt tên Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 1980 - 1987.Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cho biết, quốc lộ tại TP.HCM còn là những tuyến đường lớn nhất, được hình thành và mở rộng trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Sài Gòn - Gia Định nhiều thế kỷ nay, đặc biệt là từ công cuộc đổi mới đến nay. "Việc đặt tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh trên các tuyến quốc lộ nhằm tôn vinh những công lao, đóng góp to lớn của các đồng chí cho đất nước. Việc đặt tên đường phần nào sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trên địa bàn, do đó tôi mong người dân, doanh nghiệp đồng cảm, chia sẻ với cơ quan nhà nước trong việc điều chỉnh, cập nhật các loại giấy tờ có liên quan trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, các cơ quan chính quyền sẽ hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện để hạn chế việc gây xáo trộn và ảnh hưởng đời sống người dân", bà Thúy đề nghị. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Lê Mạnh Hà, con trai cố đại tướng Lê Đức Anh, cho biết bản thân rất xúc động và tự hào khi tên của bố được đặt cho một trong những tuyến đường lớn tại TP.HCM. "Giai đoạn kháng chiến chống Pháp, bố tôi gắn bó với miền Đông Nam bộ nói chung và TP.HCM nói riêng. Hôm nay tên của bố tôi được gắn với nơi ông từng hoạt động, phải nói là rất vinh dự", ông Hà cho biết.Đỗ Mười (1917 - 2018), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1991 - 1997Ông tham gia cách mạng năm 1936; tháng 6.1939 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, giam ở nhà tù Hà Đông và nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, ông vượt ngục Hỏa Lò, bắt liên lạc với Đảng và tiếp tục hoạt động, được phân công về tham gia Ban khởi nghĩa Tỉnh ủy Hà Đông, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Hà Đông.Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng. Sau khi đất nước thống nhất, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), ông được bầu vào Bộ Chính trị, tiếp tục làm Phó thủ tướng Chính phủ.Đến Đại hội Đổi mới (1986), Ủy viên Bộ Chính trị Đỗ Mười được phân công làm Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; năm 1988 được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6.1991) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6.1996), ông liên tục được bầu vào Bộ Chính trị và giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Quân ủy Trung ương.Do có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Lê Đức Anh (1920 - 2019), Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 - 1997Ông Lê Đức Anh (bí danh Nguyễn Phú Hòa; Sáu Nam) tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên - Huế, nay là TP.Huế) từ năm 1937; được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) tháng 5.1938. Ông là người tổ chức và phụ trách nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh từ năm 1944.Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, tướng Lê Đức Anh luôn có mặt ở những chiến trường trọng yếu với nhiều khó khăn, ác liệt. Ông đã kinh qua các chức vụ từ cấp đại đội, chi đội, trung đoàn, Tham mưu trưởng Khu 7, Khu 8, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam bộ, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục Quân lực - Bộ Tổng tham mưu, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tướng Lê Đức Anh trên cương vị là Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh miền Nam, Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Nam, Tư lệnh Khu 9, Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam. Là Tư lệnh cánh quân Tây Nam (Đoàn 232) đánh vào Sài Gòn, chặn diệt quân đội Sài Gòn rút chạy kéo về tử thủ ở Cần Thơ, giải phóng nhiều tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, ông là một trong những tướng lĩnh trực tiếp chỉ huy chiến trường và giành nhiều thắng lợi quan trọng, bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.Do có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, ông đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Lê Khả Phiêu (1931 - 2020), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1997 - 2001Năm 1949, ông được kết nạp đảng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông có mặt trên mặt trận Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954). Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Tháng 4.1975, ông cùng các lực lượng Quân đoàn 2 đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định từ hướng đông, góp phần vào toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông được giao nhiều nhiệm vụ của quân đội. Tháng 12.1997 - 4.2001, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).Do có có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Thượng tướng Hoàng Cầm (1920 - 2013)Ông tham gia cách mạng và nhập ngũ tháng 8.1945. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 2.1947.Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tướng Hoàng Cầm, Tư lệnh Quân đoàn 4 đã đánh mở toang "cánh cửa thép" Xuân Lộc, đưa đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn.Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, tướng Tư lệnh Hoàng Cầm là vị chỉ huy cao nhất có mặt đầu tiên ở thủ đô Phnom Penh khi cùng Quân đoàn 4 tiến sang giải phóng nước bạn khỏi nạn diệt chủng Pol Pot. Sau đó ông là Phó tư lệnh Bộ đội Việt Nam tại Campuchia. Sau chiến tranh, ông được điều động và bổ nhiệm Tổng Thanh tra Quân đội (Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng). Ông được phong Thượng tướng năm 1984.Với nhiều công lao, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, thượng tướng Hoàng Cầm đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.Trung tướng Lê Quang Đạo (1921 - 1999), Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1987 - 1994Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8.1940. Từ năm 1941 - 1945, ông được Trung ương Đảng và Bác Hồ giao nhiều trọng trách xây dựng các cơ sở Đảng, tuyên truyền phát triển các tổ chức quần chúng ở vùng căn cứ địa Bắc Ninh - Vĩnh Phúc - Hà Nội; làm Bí thư Ban Cán sự Đảng các tỉnh: Bắc Ninh, Phúc Yên, Xứ ủy viên, rồi Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, giúp Trung ương đào tạo cán bộ cho phong trào quần chúng đấu tranh sâu rộng, mạnh mẽ, tạo những tiền đề và điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa thắng lợi.Từ năm 1950, ông được điều động vào quân đội và phụ trách công tác đảng, công tác chính trị trong các chiến dịch lớn như Chiến dịch Biên giới (1950); Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954); Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (1968), Đường 9 - Nam Lào (1971), Đường 9 - Quảng Trị (1972)...Ông được mệnh danh là "Anh cả của ngành tuyên huấn quân đội", được phong hàm thiếu tướng (năm 1958) và trung tướng (năm 1974).Tháng 6.1987, ông được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa VIII, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Từ năm 1994 - 1999, làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân chương, huy chương khác.Phan Văn Khải (1933 - 2018), Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1997 - 2006Từ những năm cuối của kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954), ông tham gia công tác văn thư Tỉnh đoàn thanh niên tỉnh Gia Định, sau đó làm công tác văn phòng của Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định Ninh, Văn phòng Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến tỉnh Gia Định Ninh.Sau khi tập kết ra Bắc, ông tham gia công tác cải cách ruộng đất; được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) năm 1959.Trong thời kỳ đổi mới, khi còn làm lãnh đạo ở TP.HCM, ông được cử ra Trung ương làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước; được Trung ương bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị và làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó thủ tướng Chính phủ).Tháng 9.1997, ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến tháng 7.2006.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 1980 - 1986; tư lệnh chiến dịch Hồ Chí MinhÔng Văn Tiến Dũng (bí danh Lê Hoài) tham gia cách mạng từ năm 1936. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1937.Trong kháng chiến chống Pháp, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Ông nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam, từng bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch: Đường 9 - Nam Lào (1971); Trị Thiên (1972). Trong đại thắng mùa xuân 1975, ông là Tư lệnh chiến dịch Tây nguyên và sau đó là Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980 - 1986), Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984 - 1986), là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị nhiều khóa, Đại biểu Quốc hội nhiều khóa.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Huân chương Tự do hạng nhất của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Huân chương Angkor của Nhà nước Campuchia tặng; và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Toyota Corolla Cross 2024 giảm 40 triệu, người dùng xe cũ 'ngậm ngùi'
Sáng 20.1 (21 tháng chạp), ga đến quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất đông người đón người thân về quê ăn tết. Các hàng ghế chờ kín người, không còn chỗ trống, nhiều người đành đứng chờ. Người gọi video call, người liên tục nhìn bảng điện tử xem tình hình các chuyến bay của người thân. Nhân viên an ninh sân bay hướng dẫn mọi người đứng đúng vị trí, tránh tình trạng tập trung đông ở các lối ra vào.Nhiều người vì háo hức gặp lại người thân sau nhiều năm xa cách, họ đứng vịn vào thanh chắn, mắt dõi vào phía trong nơi đoàn khách đi ra. Nhiều người mừng rỡ, có những giọt nước mắt rơi xuống trong khoảnh khắc nhận ra bóng dáng của người thân.Bà Bạch Dương (55 tuổi, quê ở Bình Định) cho biết, chuyến bay từ Melbourne (Úc) cất cánh lúc 1 giờ 30 và đến sân bay Tân Sơn Nhất sau khoảng 8 giờ bay. Đến sân bay, bà đợi con trai bay từ Quy Nhơn vào TP.HCM và sẽ cũng nhau về căn hộ ở TP.Thủ Đức ít ngày. Sau đó, bà sẽ về quê đón tết cùng gia đình khoảng 2 tháng. "Ở Việt Nam tôi còn mẹ 86 tuổi và đông anh em. Gia đình đều ở đây hết, nhớ quê hương nhưng không có tiền về thường xuyên. Tôi phải đi làm, tiết kiệm tiền để dành dụm về quê vào dịp tết. Nếu giàu có chắc tôi về quê hoài, nhưng phải ở lại kiếm tiền lo tương lai cho các con" bà Dương nói. Hơn 15 năm sinh sống và làm việc ở nước ngoài, đây là lần đầu tiên bà Dương về quê đón tết. Những năm trước, để tiết kiệm chi phí bà về Việt Nam vào dịp thường thăm mẹ, anh chị em. "Những lần trước mẹ tôi bị bệnh nên phải về chăm một thời gian rồi quay lại. Giờ để về xem không khí tết ở quê có gì khác hơn so với thời gian trước. Ở sân bay, tôi thấy người đón đông hơn người về. Hồi xưa tôi làm nông nghiệp ở Úc, giờ có tuổi rồi không làm nổi nữa nên định chuyển qua kinh doanh quán cà phê", bà Dương bày tỏ. Sau hơn 3 tiếng ngồi trên máy bay từ Hồng Kông về sân bay Tân Sơn Nhất, anh Nguyễn Nhật Thành (34 tuổi, ở Q.11, TP.HCM) gặp lại người thân của mình. Họ bắt taxi về nhà hứa hẹn cùng đón cái tết ấm cúng, sưm vầy. "Khoảng 3 tuần nữa tôi sẽ tiếp tục quay lại Hồng Kông để làm việc. 3 năm rồi tôi chưa về quê ăn tết, năm nay tranh thủ, sắp xếp thời gian về với mọi người. Khi đến sân bay, tôi thấy người thân của những người ở nước ngoài đến đón rất đông. Gia đình tôi đã kịp chụp vài tấm ảnh ở sân bay làm kỷ niệm trước khi về nhà", anh Thành cho hay. Ông Đinh Quang Trung (54 tuổi, ở Q.1, TP.HCM) đến sân bay đón con gái ở Nhật Bản về ăn tết. Ở Nhật không đón Tết Nguyên đán nên con gái ông xin nghỉ phép, sắp xếp công việc để được cùng gia đình đón tết. "Lúc nào ga đến quốc tế cũng đông, đặc biệt thời điểm gần tết. Một người về nhưng nhiều người đón, con gái tôi về khoảng 2 tuần. Sáng nay tôi rảnh nên muốn ra sân bay đón con cho vui. Nhà tôi ở gần đường Hàm Nghi, có tuyến xe buýt đi thẳng ra sân bay nên rất tiện. Chuyến bay của con gái chưa hạ cánh nên tôi phải đợi ở đây khoảng 2 tiếng nữa", người đàn ông cho hay. Ông Sang (quê ở Đồng Tháp) đi xe 3 tiếng đến sân bay Tân Sơn Nhất để đón con trai từ Đài Loan về quê ăn tết. Con trai ông đi hơn 7 năm nay, dịp này về quê đón tết cùng gia đình. "Nãy giờ tôi gọi mà chắc con ở trên máy bay không liên lạc được. Ngồi chờ ở đây tôi mua ly cà phê uống cho đỡ buồn ngủ, sáng nay tôi cũng từ quê đi sớm lên TP.HCM đón con", ông Sang nói.
w880o13
Trong đợt cập nhật mới nhất, Vatican cho biết Giáo hoàng Francis không trải qua bất kỳ cơn khủng hoảng hô hấp nào từ đêm 22.2 và hiện vẫn được truyền ôxy lưu lượng cao thông qua đường mũi.Một số kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng suy thận khởi phát, nhẹ, nhưng các bác sĩ cho hay tình hình vẫn trong tầm kiểm soát."Mức độ phức tạp của tình trạng lâm sàng và cần thời gian để chờ các liệu pháp điều trị có kết quả ban đầu, cho thấy tiên lượng vẫn chưa đủ thông tin để kết luận", AP dẫn kết luận của đội ngũ y bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho người đứng đầu giáo hội hoàn vũ.Hồng y Rino Fisichella, nhà tổ chức Năm Thánh, đã chủ trì thánh lễ thay Đức Thánh Cha ở Vương cung thánh đường thánh Peter ở Rome hôm 23.2 (giờ địa phương) và đọc bài giảng do giáo hoàng chuẩn bị.Trong lúc quá trình điều trị được tiếp tục, Vatican nhận được lời cầu nguyện từ khắp nơi trên thế giới, từ quốc gia quê hương của Giáo hoàng Francis là Argentina đến Hồi giáo Sunni ở Ai Cập và các học sinh ở Rome.Ở Cairo (Ai Cập), Đại giáo sĩ Hồi giáo dòng Sunni, Ahmed Muhammad al-Tayeb, gửi lời cầu nguyện Giáo hoàng Francis mau bình phục.Ủy ban Do Thái Mỹ cũng cầu nguyện cho vị giám mục thành Rome.Và các học sinh ở Rome đã đến trước Bệnh viện Gemelli gửi thiệp cho giáo hoàng, trong lúc giới giám mục trên toàn nước Ý tổ chức lễ cầu nguyện và chủ trì các thánh lễ đặc biệt cầu phúc cho Đức Thánh Cha.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư